Bài đăng nổi bật

Tìm hiểu về dịch vụ hàn trám răng như thế nào ???

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Khi bị sứt mẻ hay hư tốn về răng thì dịch vụ trám răng là một dịch vụ phục hình nha khoa rất phú hợp để bạn lựa chọn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết trám răng là gì và hiệu quả như thế nào ?

Tìm hiểu về dịch vụ trám răng ?

Trám răng là gì - Trám răng là một hình thức để khôi phục lại răng bị hỏng, bằng cách sử dụng chất liệu trám để trám bít lỗ hỏng hoặc tạo hình cho một chiếc răng khuyết được hoàn chỉnh hơn. Các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm tủy được hỗ trợ điều trị để có thể giữ được miếng trám trong thời gian dài.
Trước khi trám, các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các nguyên nhân gây hư hỏng răng, vệ sinh kỹ lưỡng, xử lý ổ sâu, viêm nha chu (nếu có)… Sau đó, chất liệu trám được đưa lên trên mô răng và tạo hình cho phù hợp với lỗ sâu hoặc phần răng bị mất, thưa. Cuối cùng là miếng trám được đông cứng lại bằng cách chiếu đèn công nghệ.

Có đau không khi thực hiện dịch vụ trám răng

Trên thực tế, trám răng là phương pháp phục hồi răng, sử dụng miếng trám nhân tạo lấp đầy khoảng trống trên răng do sâu và sứt mẻ. Đối với những trường hợp trám răng thông thường, không gây ra cảm giác đau nhức vì việc thực hiện không gây xâm lấn, tổn hại đến mô, nướu răng.
Trám răng có đau không - Một số vấn đề khác cần xử lý trước khi trám răng như: Lấy vết răng sâu, lấy tủy viêm cũng được thực hiện hiện nhẹ nhàng, hạn chế đau nhức và không làm ảnh hưởng xấu đến các răng kế cận hay nướu răng. Mặt khác, những thao tác này còn giúp cho răng đáp ứng được yêu cầu vệ sinh khi thực hiện, miếng trám duy trì được bền vững hơn.


Trám răng thực hiện trên bề mặt không gây đau

Trám răng có bền không - thời gian duy trì được bao lâu ?

Trám răng là một trong những giải pháp phục hình thẩm mỹ cho những răng bị sứt mẻ, ở một mức độ vừa phải, răng hở kẻ, thưa cũng có thể áp dụng phương pháp này. Khó có thể phủ nhật được những ưu điểm vượt trội của phương pháp trám răng và tính thiết thực của phương pháp này trong việc khắc phục những nhược điểm thường gặp của răng mà bất cứ ai cũng ít nhất có 1 lần mắc phải.


Trám răng có bền không 5

Kỹ thuật hàn trám răng bằng composite

Trám răng thẩm mỹ là quá trình bác sĩ dùng những vật liệu nhân tạo để thay thế cho vị trí khuyết răng. Vật liệu nhân tạo này có độ kết dính cực kỳ tốt, có tính chất giống với răng thật nên sau khi đưa vào hàn trám khó có thể nhận biết, khắc phục tính thẩm mỹ và tăng khả năng ăn nhai.
Kỹ thuật thực hiện quá trình hàn trám răng được tiến hành khá đơn giản, không cần gây tê và không tác động hay thực hiện bất cứ xâm lấn nào lên nướu, lợi. Quá trình tiến hành nhẹ nhàng và không gây ảnh hưởng đến những răng kế cận.
Hiện nay, một trong những mặt trám được sử dụng nhiều nhất và nhận được những đánh giá tích cực từ các chuyên gia chính là mặt dán Composite. Tính chất của Composite khá đặc biệt, màu sắc có thể điều chỉnh theo từng cấp độ sao cho giống với răng thật để sau khi trám khó có thể nhận biết đâu là răng thật – giả.

Trám răng có bền không 3

Kỹ thuật hàn trám giúp cho răng đều, khít và hạn chế sâu răng

Bên cạnh đó, Composite có độ dẻo, nhanh chóng khô cứng và kết dính với vị trí mới nên đáp ứng được kết quả sau hàn trám. Composite cũng có khả năng chịu lực và nhiệt tốt như răng bình thường nên đặc biệt thích hợp hàn trám đối với những trường hợp bị sứt mẻ răng hàm như của bạn.
Trong những trường hợp răng chỉ sứt mẻ một phần, chân răng vẫn tốt, ống tủy không bị ảnh hưởng thì hàn trám răng là giải pháp phù hợp và tiết kiệm chi phí mà chúng tôi khuyên bạn nên ưu tiên lựa chọn. Tất nhiên, nếu có điều kiện phục hình răng bằng giải pháp cấy ghép implant thì cũng là một lựa chọn tốt nếu điều kiện kinh tế mình cho phép.
Trên thực tế, hàn trám răng bằng vật liệu Composite cũng có độ bền, độ kết dính tốt nên kết quả duy trì ổn định bền vững lâu dài. Bạn không nên quá lo lắng đến vấn đề sau khi hàn trám, mảnh trám nhanh hỏng, vỡ nữa rồi chứ.

Subscribe your email address now to get the latest articles from us

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2015. Làm Đẹp Răng Thẩm Mỹ.
Design by Herdiansyah Hamzah. Published by Themes Paper. Powered by Blogger.
Creative Commons License