Bài đăng nổi bật

Điều trị viêm tủy răng hiệu quả mà rất an toàn

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Bệnh viêm tủy răng có thể xảy ra ở bất cừ lứa tuổi nào, những dấu hiệu của viêm tủy răng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

1/ Dấu hiệu của bệnh viêm tủy răng.

Những dấu hiệu nhận biết viêm tủy răng
  • Cơn đau xuất hiện tự nhiên hoặc khi có kích thích như ăn thức ăn, đồ uống nóng và lạnh, khi thay đổi áp suất, khi hết đau bệnh nhân dễ chịu hơn.
Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị viêm tủy răng.
Đau răng, ê buốt răng là dấu hiệu của bệnh viêm tủy răng
  • Đau răng thành từng cơn, vừa đau vừa buốt, cơn đau thường kéo dài vài ngày hoặc kéo dài cả tuần.
  • Khi nhai thức ăn, bệnh nhân có cảm giác đau nhói chỗ răng bị viêm tủy và có thể có cảm giác răng bị lung lay.
  • Nếu không được điều trị thì đau tủy kéo dài đến khi tủy chết, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng bệnh đã tự khỏi mà không biết rằng nhiễm khuẩn sẽ đi ra vùng quanh chóp chân răng. Viêm tủy răng nếu không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng người bệnh.

2/ Nguyên nhân dẫn đến viêm tủy răng.

Viêm tủy răng là viêm nhiễm xảy ra ở khoang tủy của răng, hệ thống ống tủy của răng bị tổn thương và gây ra các triệu chứng đau nhức, khó chịu. Có nhiều nguyên nhân xảy ra viêm tủy răng như
+ Do sâu răng.
Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị viêm tủy răng 2
Sâu răng là nguyên nhân dẫn đến viêm tủy răng
+ Viêm quanh răng gây viêm tủy ngược dòng.
+ Chấn thương răng.
+ Sang chấn khớp cắn.
+ Do thủ thuật của nha sĩ trong việc mài cùi làm chụp khi răng còn sống tủy.

 3/ Điều trị viêm tủy răng bằng cách nào?

♦ Điều trị bằng thuốc giảm đau: với bệnh viêm tủy răng, sẽ không có thuốc nào có thể điều trị bệnh dứt điểm, mà chỉ có thuốc nhằm hỗ trợ giảm đau do viêm tủy gây ra. Trong trường hợp đau quá, chưa có thời gian đến gặp bác sĩ, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau tại nhà dưới sự hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ.
♦ Điều trị viêm tủy bằng dịch vụ nha khoa
Trước tiên bác sĩ sẽ chẩn đoán tủy răng của bạn đang ở tình trạng nào. Nếu răng có chỉ định nhổ thì nên nhổ sớm để loại bỏ triệu chứng đau, nếu răng có chỉ định bảo tồn thì sẽ được điều trị tủy.
Nếu bệnh nhân đau ngắn, đau cơn ngắn (3-5 phút) thì có thể theo dõi tủy răng, nếu răng bị sâu thì cần làm sạch ngà mủn, vì ngà mủn có nhiều vi khuẩn, rồi trám kín bằng hidroxit canxi, tránh kích thích nóng lạnh, chua, ngọt. Nếu đau giảm và không xuất hiện cảm giác đau thì không cần lấy tủy răng, thời gian theo dõi khoảng 6 tháng.
Nếu đau tăng lên thì cần phải lấy bỏ tủy, để tránh đau nhức răng và ngăn chặn những biễn chứng có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Bệnh nhân sẽ được bác sỹ gây tê tại chỗ khu vực quanh chân răng, khoan mở tủy, lấy sạch tủy và tạo hình ống tủy có hình thuôn thích hợp cho việc hàn kín ống tủy. Sau khi ổng tủy được làm sạch  và tạo hình khuôn thích hợp thuận tiện cho việc hàn trám ống tủy, bác sĩ sẽ đo chiều dài ống tủy bằng máy đo độ dài, làm khô ống tủy và hàn ống tủy bằng gutta-percha, đây là một loại nhựa cây có tính dẻo tương đối, chảy lỏng khi làm nóng và được bơm vào ống tủy. Gutta-percha có đặc tính khi nguội sẽ co lại, do đó gutta-percha sau khi nguội sẽ được ép chặt vào thành ống tủy bằng các cây lèn thích hợp, sau đó bác sỹ tiếp tục bơm thêm gutta-percha, cuối cùng lỗ sâu răng sẽ được hàn bằng amalgam hoặc composite.
Để phòng tránh bệnh viêm tủy răng, mỗi người cần chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, kiểm tra răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện các răng sâu và chữa kịp thời, nếu có bệnh viêm lợi và viêm quanh răng thì nên chữa trị ngay.
Trên đây là những chia sẻ của bác sỹ Nha khoa quốc tế Dencos Luxury về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm tủy răng. Nếu còn bất cứ thông tin nào cần tư vấn, bạn hãy liên lạc theo số hotline: 0902 68 55 99 hoặc đến trực tiếp nha khoa quốc tế Dencos Luxury để được các bác sỹ của chúng tôi thăm khám và tư vấn một cách hiệu quả nhất.

Subscribe your email address now to get the latest articles from us

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2015. Làm Đẹp Răng Thẩm Mỹ.
Design by Herdiansyah Hamzah. Published by Themes Paper. Powered by Blogger.
Creative Commons License